fbpx

Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý cho các dự án bất động sản tồn đọng

Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý cho các dự án còn tồn đọng

Theo thông tin của hiệp hội bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh (HoREA) Đến cuối năm 2019, tổng giá trị bất động sản bị đình trệ lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có giá trị sản phẩm tồn đọng trên 1.000 tỷ đồng, 4 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỷ đến 7.397 tỷ đồng. 

Riêng 2 tập đoàn hàng đầu thị trường có lượng hàng tồn kho chiếm đến 63% trên tổng giá trị hàng tồn kho.

Cập nhật thông tin nguyên nhân của việc tồn đọng bất động sản

Nguyên nhân của việc tồn đọng các sản phẩm cũng như chậm trễ trong việc triển khai các dự án bất động sản được HoREA cho rằng:

Các dự án dở dang do vướng mắc về pháp lý nên bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay… hoặc là những sản phẩm không bán được hoặc chưa bán được, không có tính thanh khoản, dẫn đến nguy cơ phá sản.

Vậy, những yếu tố nào trong luật định đã ảnh hưởng đến việc các dự án chậm trễ, đồng thời làm cách nào để tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý cho các dự án bất động sản tồn đọng?

1. Luật chồng chéo luật

Luật chồng chéo luật

Theo các chuyên gia do thủ tục hành chính rườm rà, khó khăn về vốn vay là những vướng mắc khiến nhiều dự án dậm chân tại chỗ.

Đồng thời, nếu một số thủ tục không được sửa đổi thì nhiều dự án sẽ không được khơi thông.

Lấy dẫn chứng cụ thể như Luật nhà ở cho phép một dự án bán nhà cho người nước ngoài là 30%, nhưng trong luật kinh doanh bất động sản có quy định tất cả các sản phẩm dự án nhà ở phải liên quan đến quyền sử dụng đất, mà luật đất đai thì quy định đối với người nước ngoài quyền sử dụng đất cũng chỉ có thời hạn theo thời hạn sở hữu nhà chứ không phải là vĩnh viễn, lâu dài như công dân Việt Nam

Bà Hương Trần Kiều Dung tổng giám đốc FLC chia sẻ:

Nếu không giải quyết được sự chồng chéo của pháp luật thì rất khó để khơi thông được hàng loạt dự án bất động sản đang bị tắc nghẽn.

2. Thiếu sự thống nhất giữa các luật định

Thiếu sự thống nhất giữa các luật.

Dẫn chứng cụ thể về vấn đề này như sau.

Luật đầu tư chỉ có duy nhất một khái niệm là “Nhà đầu tư”. Trong khi đó, Luật quy hoạch đô thị lại chỉ đưa ra quy định liên quan đến khái niệm “Chủ đầu tư”.

Cụ thể một dự án tại quận 7 sau khi đã hoàn thành khâu đền bù mặt bằng cho các hộ dân để triển khai dự án, tuy nhiên cơ quan chuyên môn của UBND thành phố không nhận hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của doanh nghiệp này nên dự án không thể triển khai.

Sự thiếu thống nhất và đồng bộ cách gọi giữa các luật định giữa hai luật khác nhau là nguyên nhân dẫn đến việc dự án không được thông qua hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết. 

Đây là nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ, chậm triển khai và thi công dự án.

Những bất cập đã và đang diễn ra làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đồng thời làm các dự án mất đi cơ hội nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra là đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc nguồn cung hạn hẹp, tạo nên sự khan hiếm nguồn cung trong thị trường.

3. Giải pháp nào để cứu các dự án tồn đọng.

Giải pháp nào cho các dự án bất động sản tồn đọng

Những vướng mắc về quy định pháp lý trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là sự chồng chéo giữa Luật đất đai và Luật đấu thầu trong thủ tục giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu được xem là điểm nghẽn lớn được nhiều doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ.

Để giải quyết các vấn đề và vướng mắc trên ngày 28.2.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 25/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP với nhiều điểm mới.

Trong đó tại điều 60 của nghị định này đã quy định rõ về việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án.

Nghị định 25 đã gỡ bỏ được nút thắt lớn nhất trong hành trình: Đấu thầu – giao đất/cho thuê đất – triển khai dự án.

Vậy các dự án đã triển khai trước đây thì giải quyết như thế nào?

Đối với các dự án đã hoàn thành thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa thể triển khai do chưa được Nhà nước giao đất/cho thuê đất trong thời gian qua, nay sẽ được tái khởi động.

Điều này sẽ phần nào làm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho cả nhà đầu tư và xã hội.

Những quy định mới tại nghị định 25 cho thấy sự quyết tâm của thủ tướng nói riêng và nhà nước nói chung trong việc tháo gỡ nút thắt lớn giải phóng các nguồn lực kinh tế đang bị tắc nghẽn.

Đồng thời những thay đổi mới kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, là cú hích lớn cho thị trường bất động sản cả nước.


CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư bất động sản An Khang Real luôn mang lại cho các nhà đầu tư sự lựa chọn đầu tư hiệu quả và đúng đắn nhất.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn một cách tận tâm, giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất cho kênh đầu tư của mình.

Công ty Cổ phần Tư vấn & Đầu tư Bất động sản An Khang

Địa chỉ: 88 Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2. TP.HCM

Hotline: 0822 678 933

Email: marketing@ankhangreal.vn

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ