fbpx

Nhà đầu tư bất động sản “nóng mặt” vì lãi suất, ngân hàng cũng vạ lây

Chưa bao giờ nhà đầu tư phải “đau đầu” vì lãi suất ngân hàng như năm 2020

Bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản thương mại dịch vụ đang chịu tổn thất nặng nề từ COVID-19. 

Nhiều doanh nghiệp phá sản, những nhà đầu tư “nóng mặt” vì lãi suất, ngân hàng cũng chịu vạ lây trước nguy cơ nợ xấu tăng lên.

Liệu những gói kích cầu kinh tế có khiến ngành bất động sản lấy lại phong độ vốn có.

1. COVID-19 làm thị trường bất động sản biến động như thế nào? Lãi suất ngân hàng ra sao?

COVID-19 làm thị trường Bất động sản biến động như thế nào?
COVID-19 làm thị trường Bất động sản biến động như thế nào?

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường khiến toàn thế giới gần như “tê liệt”.

Theo dự báo, COVID-19 có thể gây thiệt hại lớn gấp 3 – 4 lần so với dịch SARS, mức thiệt hại có thể lên tới 160 tỷ USD trên toàn cầu.

Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trong đó, nhóm ngành về Bất động sản nghỉ dưỡng và thương mại dịch vụ chịu tác động trực tiếp nhất.

Theo STR, đơn vị cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn trên toàn cầu, trong tháng 2, Việt Nam có mức giảm đáng kể nhất về công suất thuê phòng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (26% so với cùng kỳ năm ngoái).

Không ít resort, khách sạn thông báo đóng cửa để bảo trì sửa chữa. Một số cầm cự từng ngày.

Nhiều dự án đang phát triển cũng chững lại vì tâm lý không muốn xuống tiền của nhà đầu tư. Đây là tâm lý chung vì khi dịch, thu nhập giảm, dòng tiền trước đây cũng không được đảm bảo.

Thị trường cho thuê cũng ảnh hưởng nặng nề khi khách thuê buộc phải trả mặt bằng do tình trạng kinh doanh ế ẩm. Thậm chí họ chấp nhận đền hợp đồng, bỏ cọc.

Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư còn phải chịu một sức ép lớn hơn cả từ lãi suất ngân hàng.

Doanh thu không có, không thể rút tiền lại chuyển hướng đầu tư để cầm cự mà tiền lãi vẫn phải đều đặn.

Nhiều nhà đầu tư “nóng mặt” trước nguy cơ tình trạng nợ xấu, mất thanh khoản hoặc phá sản.

Điều này sẽ tác động tiêu cực đến các ngân hàng nếu không có biện pháp hỗ trợ cơ cấu nợ, giảm lãi vay với các khoản vay hiện hữu.

Xem thêm: Yếu tố nào sẽ tác động đến sự bứt phá của bất động sản 2020?

2. Bất động sản biến động, ngân hàng cũng chịu vạ lây

Doanh nghiệp không thể cho trả lãi suất ngân hàng.
Doanh nghiệp không thể cho trả lãi suất ngân hàng.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết: “Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến phân khúc bất động sản như bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản thương mại dịch vụ…

Với các phân khúc này, nếu doanh nghiệp không được cơ cấu nợ, giảm lãi, hỗ trợ về thuế, bảo hiểm xã hội…, thì sẽ rơi vào nguy cơ mất thanh khoản.

Khi đó, cả ngân hàng cũng bị ảnh hưởng vì nợ xấu tăng lên”.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, hiện chỉ các tập đoàn lớn hoặc các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng tiêu dùng là ít ảnh hưởng bởi dịch bệnh, còn doanh nghiệp các ngành khác, như kinh doanh ô tô vận tải, nông sản, bất động sản nghỉ ngưỡng… đều bị ảnh hưởng nhất định.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nếu không kịp thời hỗ trợ thì nhiều doanh nghiệp bất động sản có thể không cầm cự nổi, kéo theo sự đi xuống của nhiều ngành kinh tế.

Về cơ bản, Bất động sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào GDP cả nước.

Đồng thời, nó tác động đến hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ khác như vật liệu xây dựng, du lịch, ngân hàng…

Từ đầu năm 2020, tín dụng bất động sản bị các ngân hàng siết chặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Lãi suất đã tăng, sự ập đến bất ngờ của dịch khiến kinh doanh lại ngừng trệ, khó càng thêm khó.

Trước những gì mà mà doanh nghiệp bất động sản đang phải gánh chịu thì việc đưa doanh nghiệp bất động sản vào nhóm đối tượng được hỗ trợ là điều cần thiết.

Xem thêm: Đầu tư hàng tỷ đồng vào bất động sản, nhà đầu tư nhận về những nỗi lo không tên

3. Đề xuất “cứu trợ” liệu có giúp Bất động sản lấy lại phong độ? Đưa bất động sản vào nhóm cần được hỗ trợ lãi suất ngân hàng

Đề xuất cứu trợ xin giảm lãi suất ngân hàng
Đề xuất cứu trợ xin giảm lãi suất ngân hàng

Ngày 6/3, trước khi đợt dịch thứ 2 bùng nổ tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg với gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, bất động sản có được xếp vào nhóm ngành được hỗ trợ hay không vẫn còn bỏ ngỏ vì dù sao vấn đề cấp bách của Quốc gia lúc này vẫn là phòng chống dịch.

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có công văn đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản.

Trong đó, HoREA chỉ ra nhiều thách thức và áp lực mà các doanh nghiệp Bất động sản đang phải gánh chịu hàng ngày.

Bên cạnh đó, HoREA kiến nghị doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng trong các tháng 3, 4, 5, 6/2020.

Đồng thời, các doanh nghiệp được gia hạn thêm 5 tháng tiền nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 3 đến tháng 6/2020.

Về tín dụng, HoREA mong muốn Ngân hàng Nhà nước xem xét việc giãn tiến độ trả nợ vay và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể đề xuất gói tín dụng tương tự như gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội trước đây.

Vì hiện theo luật, nghị định còn dành ít cho nhà ở xã hội. Trong tình trạng siết chặt tín dụng thì việc tạo chính sách thông thoáng để các doanh nghiệp huy động vốn là điều khả thi nhất.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính cũng đã có quyết định gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, Bộ cũng đề xuất tăng gói hỗ trợ cho Covid-19 từ 30.000 tỷ lên 80.000 tỷ đồng…

Đây được xem là liều thuốc cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh cho thấy sự ảnh hưởng sâu rộng hơn đối với nền kinh tế và cả bất động sản.

Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản phải chờ đến cuối năm 2020 hoặc đầu 2021 mới có thể lấy lại phong độ.

Xem thêm: Nên làm gì trong bối cảnh đại dịch Covid 19

4. Sóng gió càng lớn, nhà đầu tư càng phải vững tay chèo

Nhận định về thị trường, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng: Dù có nhiều khó khăn và thách thức nhưng Bất động sản vẫn được xem là kênh cất giữ tài sản an toàn. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

Theo ông Châu, theo rất nhiều khủng hoảng, đóng băng theo quy luật hàng thế kỷ thì khái niệm làm giàu tích trữ của con người luôn gắn liền với đất.

Nhìn nhận một cách tích cực, đây cũng là giai đoạn để sàng lọc thị trường một cách nghiêm khắc nhất.

Đồng thời, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thực hiện “Tái cấu trúc doanh nghiệp” theo hướng tinh gọn nhưng hiệu quả.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp buộc phải nhìn lại năng lực bản thân cũng như định hướng phát triển. Rằng có đang đi quá nhanh mà không đánh giá đúng bản chất doanh nghiệp, sản phẩm nào sẽ phù hợp và mang tính lâu dài…

Tác động của dịch khiến mỗi ngành nghề chịu những thiệt hại và tổn thất riêng, đòi hỏi phải có biện pháp tháo gỡ phù hợp.

Điều này sẽ là động lực để phát triển các ban tư vấn giải quyết những ngành nghề cụ thể.

Do đó, các nhà đầu tư hãy hết sức bình tĩnh và không nên bi quan.

Chủ động nắm bắt thị trường và có cái nhìn dài hạn, chờ thời để rồi một ngày bất động sản sẽ lại “phất” lên đúng với phong độ của nó.

Biến cố là nhất thời, dịch COVID-19 cũng thuộc nhóm rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.

Chắc chắn rằng, dịch sẽ được khống chế, cuộc sống sẽ trở về guồng quay của nó.

Vấn đề là chúng ta phải có thời gian để nhìn nhận, đánh giá và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.

COVID-19 là thảm hoạ, nhưng nó cũng chính là cơ hội để lập lại một trật tự mới theo cách mà nó phải diễn ra.

Bạn đang theo dõi bài viết “Nhà đầu tư “nóng mặt” vì lãi suất, ngân hàng cũng vạ lây”. Để lại email An Khang Real sẽ luôn cập nhật những bài viết phân tích mới nhất về thị trường đến bạn.


CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ