fbpx

Đầu tư hàng tỷ đồng vào bất động sản, nhà đầu tư nhận về những nỗi lo không tên

Đầu tư hàng tỷ đồng vào bất động sản nhà đầu tư nhận về những nổi lo không tên

Hiện nay nhiều người bỏ số vốn hàng tỷ đồng để đầu tư mua căn hộ, đất nền, hoặc cao cấp hơn một chút là nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng…

Tuy nhiên mỗi loại sản phẩm luôn tiềm ẩn một rủi ro nhất định mà nhiều nhà đầu tư vẫn canh cánh những nỗi lo khi đã rót tiền vào.

Đầu tư hàng tỷ đồng vào bất động sản nhà đầu tư nhận về những nỗi lo không tên.

Hãy cùng An Khang Real tìm hiểu những nỗi lo lắng không tên này.

Một số rủi ro bạn có thể gặp phải khi đầu tư vào bất động sản.

  • Chủ đầu tư không uy tín, bùng tiền đầu tư của khách hàng dẫn đến hệ lụy “tiền mất tật mang”.
  • Pháp lý dự án chưa hoàn chỉnh có thể bị chôn vốn hoặc mất trắng.
  • Chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết chi trả lợi nhuận.
  • Gặp rắc rối khi sử dụng đòn bẫy ngân hàng không đúng cách
  • Không nắm rõ thủ tục và pháp lý nên dễ bị mắc lừa…

Chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết.

1. Nỗi lo về những rủi ro khi mua căn hộ chung cư

Những nổi lo không tên khi mua căn hộ

Đa số mọi người tìm mua căn hộ đều nhằm mục đích để định cư, giải quyết vấn đề an cư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, dù mua căn hộ chung cư hay căn hộ cao cấp nhằm mục đích để ở, để đầu tư mua đi bán lại hoặc để cho thuê thì đều có thể gặp rủi ro khó có thể lường trước được.

Nhiều dự án vừa qua đã làm cho nhà đầu tư điêu đứng.

Cụ thể là cú lừa Labonita, các nhà đầu tư bàng hoàng khi phát hiện căn hộ của mình đang sở hữu đã được bán cho người khác.

Hay nhiều nhà đầu tư gặp phải vướng mắc về khâu pháp lý do không tìm hiểu kỹ dự án.

Mọi người có thể tìm hiểu về bài viết “Đừng vội mua nhà chung cư khi chưa nắm rõ các điều 5 này” của An Khang Real để nắm những điều cần thiết trước khi mua căn hộ.

2. Đất nền cũng không tránh khỏi rủi ro.

Rủi ro khi mua đất nền

Đất nền là sản phẩm được mua bán rầm rộ nhất trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên đầu tư vào đất nền cũng không ít những rủi ro tiềm ẩn mà các nhà đầu tư vẫn đang dè chừng.

Pháp lý dự án chưa hoàn chỉnh

Người mua không tiến hành thẩm định pháp lý của dự án, xác định dự án có đủ điều kiện để huy động vốn hay không.

Do đó, khi họ mua những dự án mà chưa đủ điều kiện pháp lý về huy động vốn thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro khi chủ đầu tư không triển khai dự án đúng tiến độ đã cam kết hoặc không thực hiện dự án.

Mua đất không chính chủ

Mua đất thông qua một bên thứ ba và không ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.

Thông thường bên thứ ba này là một công ty con do chủ đầu tư lập ra hoặc đơn vị phân phối dự án đứng ra ký kết hợp đồng với bên mua.

Nhà đầu tư cần lưu ý: Các giao dịch đất đai dưới hình thức ủy quyền (không chính chủ) là không đúng quy định của pháp luật.

Khi không ký hợp đồng đúng với chủ đất hoặc chủ đầu tư thì hợp đồng không có giá trị pháp lý. Nếu tranh chấp xảy ra chủ đầu tư có thể gặp rủi ro thậm chí mất trắng.

3. Những lo lắng về rủi ro thường gặp khi mua nhà phố

nỗi lo về những rui ro gặp phải khi mua nhà phố

Thường các rủi ro gặp phải khi mua nhà phố thường xuất phát từ sự chủ quan của người mua nhà cũng như các nhà đầu tư.

Các trường hợp cụ thể như:

Trường hợp cầm giấy tờ nhà đất giả mà không biết

Nhiều người đi mua nhà do làm việc với những cò lái không uy tín do đó bị gài bẫy, cầm phải giấy tờ đất đai bị làm giả mà không hề hay biết.

Trường hợp lợi dụng sự tin tưởng và thân thiết với chủ nhà sau đó mượn giấy tờ nhà đất để làm giả, đồng thời làm giả luôn cả các giấy tờ chứng minh để thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất.

Với trường hợp này có thể là chủ nhà không biết hoặc chủ nhà thông đồng với người mua bán để lừa khách hàng.

Mua phải dự án treo

Ngoài ra với trường hợp mua nhà dự án, người mua đã đặt cọc và nộp tiền cọc theo đúng tiến độ nhưng dự án này bị treo.

Thực tế cho thấy có nhiều dự án treo vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác cho dù chủ đầu tư đã nhận tiền cọc, tiền mua nhà của người mua theo đúng tiến độ.

Người mua nhà thì bị chôn tiền tại chỗ nhưng nhà chờ mãi vẫn chưa được nhận.

Mua nhà xong, hoàn tất nghĩa vụ trả tiền nhưng chưa nhận được giấy tờ nhà.

Nhiều dự án nhà phố dù khách hàng đã trả đủ tiền nhưng vẫn chưa nhận được giấy tờ nhà theo hẹn từ chủ đầu tư.

Điều này gây nên những khó khăn cho người mua và tạo nên làn sóng tranh chấp lớn ảnh hưởng tới dự án nhà ở.

Mua nhà đầy đủ giấy tờ nhưng không bán lại được.

Thực tế có trường hợp người mua nhà ở xã hội theo gói hỗ trợ vay 30.000 tỷ.

Sau khi thanh toán hoàn tất tiền nhà theo từng giai đoạn nhưng vì không đủ khả năng chi trả nên họ muốn bán lại.

Tuy nhiên theo quy định nhà ở xã hội thì người mua chỉ được phép bán lại sau 5 năm kể từ khi thực hiện xong giao dịch.

Do đó nhiều người gặp phải tình huống dở khóc, dở cười.

4. Nỗi lo của nhà đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bao gồm căn hộ dịch vụ, biệt thự nghỉ dưỡng…

Rủi ro gặp phải khi mua bất động sản nghỉ dưỡng

Ngoài các bất động sản được nêu trên thì bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình đang phát triển mạnh và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đây là kênh đầu tư sinh lời chứ không nhằm mục đích chính là để ở như căn hộ hay nhà phố.

Các dự án bất động sản này chủ yếu được xây dựng tại các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng nhằm mục đích kinh doanh phục vụ khách du lịch.

Loại hình này được các nhà đầu tư nhắm đến vì nó vừa là kênh đầu tư sinh lời nhàn rỗi, vừa mang lại giá trị nghỉ dưỡng hằng năm.

Ngoài lợi nhuận thu về còn được hưởng chính sách từ chủ đầu tư với các đêm nghỉ dưỡng miễn phí cùng gia đình.

Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn gặp phải tình trạng dở khóc dở cười khi gặp phải rủi ro hiếm gặp.

Chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết

Đa số các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đều được nhà đầu tư cam kết với mức lợi nhuận tối thiểu từ 8 đến 10% mỗi năm.

Tuy nhiên, một sự thật cho thấy nếu dự án không tiềm năng và lợi nhuận được cam kết ở mức quá cao thì liệu có khả thi.

Minh chứng cụ thể cho trường hợp này là dự án Cocobay với mức cam kết lên đến 12%, một con số không tưởng.

Và rồi, do không thể chi trả lợi nhuận theo đúng cam kết, Cocobay “xòe cánh” với sự bàng hoàng của nhiều nhà đầu tư.

Pháp lý dự án 

Hiện nay hành lang pháp lý về các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng chưa định hình rõ. Bất động sản để ở hay kinh doanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Vẫn còn nhiều bất cập về pháp lý của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về pháp lý dự án.

Dự án được cấp sổ không, được ở hay không được ở…để tránh gặp phải rắc rối và tranh chấp sau này.

5. 9 Kinh nghiệm phòng tránh rủi ro khi mua nhà đất cần nắm rõ

Để hạn chế rủi ro khi mua hoặc đầu tư bất động sản, nhà đầu tư cần nắm rõ những điều sau

1. Cần xác minh thông tin của bên chuyển nhượng (hay bên bán). Tránh việc bị lừa khi không tìm hiểu kỹ thông tin của chủ mảnh đất đó là tài sản chung hay riêng.

2. Người mua nhà đất cần lưu ý mua bất động sản đã có sổ đỏ để tránh xảy ra tranh chấp cũng như đảm bảo quyền lợi nếu như bị Nhà nước thu hồi sau này.

3. Xác minh thông tin về khu đất như mảnh đất này có thuộc diện quy hoạch hay không?

Có thể tìm hiểu thông tin qua UBND xã, huyện hoặc phòng tài nguyên môi trường nơi mảnh đất tọa lạc.

Tốt nhất, người mua nên mua bán trực tiếp với người bán không nên thông qua trung gian bởi nếu tranh chấp xảy sẽ dễ phát sinh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên.

4. Vấn đề thỏa thuận đặt cọc. Những loại hình mua bán tài sản giá trị lớn như bất động sản thì vấn đề đặt cọc luôn cần cẩn trọng.

Lưu ý: đặt cọc nên lập văn bản, có công chứng hoặc người làm chứng.​

5. Việc mua bán phải được thành lập văn bản và công chứng.

6. Hình thức thanh toán.

Sau khi công chứng hợp đồng mua bán xong các bên tham gia nên lựa chọn hình thức thanh toán tại ngân hàng, không nên thanh toán tại các địa điểm khác.

Thanh toán tại ngân hàng vừa thuận lợi không mất thời gian đếm tiền, không sợ tiền giả hay những rủi ro khi mang quá nhiều tiền mặt trong người.

Ngoài ra cần chú ý thanh toán bằng ngoại tệ cần hạn chế bởi khi hợp đồng bị vô hiệu hóa sẽ gây thiệt hại cho các bên.

Bất động sản hình thành trong tương lai

7. Đối với các tài sản bất động sản hình thành trong tương lai người mua cần chú ý tìm hiểu chủ đầu tư vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự án.

8. Yêu cầu bên môi giới cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ về dự án, đây cũng là trách nhiệm và nhiệm vụ của các nhà môi giới khi tư vấn cho khách hàng.

9. Hãy đăng ký nhận hỗ trợ tư vấn đầu tư bất động sản hoàn toàn MIỄN PHÍ từ các chuyên viên uy tín và nhiều kinh nghiệm trên thị trường của An Khang Real.

Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn đồng thời đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất.

Để lại email An Khang Real sẽ luôn cập nhật những bài viết phân tích mới nhất về thị trường bất động sản đến bạn.


CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
CHỈ VỚI 1 LẦN ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

*Mọi thông tin sẽ được bảo mật

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ