fbpx

Chung cư quận 2 bàn giao chậm – Bất lực nhìn tiền tỷ bị chôn theo vô thời hạn

chung cư quận 2

Chung cư Quận 2 năm 2020 bàn giao chậm và những nỗi lo không tên

Thị trường bất động sản biến đổi không ngừng và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó phải kể đến vấn nạn như dự án treo, dự án chậm bàn giao…

Có những dự án dù đã thanh toán xong nhưng chủ đầu tư vẫn không bàn giao nhà, dự án “đắp chiếu” hàng chục năm trời.

Điển hình như dự án PetroVietnam Landmark – dự án chung cư quận 2 từng khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng.

Những khách hàng “trót” đầu tư chỉ có thể bất lực nhìn tiền tỷ bị chôn theo chung cư bàn giao chậm trễ.

PetroVietnam Landmark – Dự án chung cư quận 2 trăm tỷ phơi mình đóng rêu hàng thập kỷ

chung cư quận 2

Hiện trạng dự án PetroVietnam Landmark

chung cư quận 2
Hiện trạng dự án PetroVietnam Landmark
chung cư quận 2
Hiện trạng dự án PetroVietnam Landmark
chung cư quận 2
Hiện trạng dự án PetroVietnam Landmark

Previous
Next

Thực tế có rất nhiều dự án chung cư chậm trễ bàn giao bởi nhiều nguyên nhân.

Không ít những dự án “đắp chiếu” hàng thập kỷ, gây ra không ít bất cập cho cả khách hàng cũng như những vấn đề về kinh tế, xã hội.

PetroVietnam Landmark là một trong những cái tên tiêu biểu của loạt dự án chung cư treo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Được khởi công xây dựng từ năm 2009 và dự kiến đi vào hoạt động năm 2021, dự án do CTCP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC-Land) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 1.320 tỷ đồng.

Tọa lạc tại Tiểu khu 7, khu đô thị An Phú, Quận 2, PetroVietnam Landmark từng được đánh giá là một dự án chung cư quận 2 tiềm năng, giá tốt và đáng để đầu tư.

Thế nhưng, suốt một thập kỷ trôi qua và “những lời hứa” dần trôi vào quên lãng, PetroVietnam Landmark chỉ mới hoàn thành 80% và rồi… “đắp chiếu”.

Dự án giờ đây chỉ còn là nỗi ám ảnh và đầy tai tiếng.

Tháng 3/2017, tòa án nhân dân TP. HCM đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với PVC-Land do mất khả năng thanh toán.

Thông báo này khiến các khách hàng đã trót mua căn hộ tại dự án PetroVietnam Landmark hết sức lo lắng vì sợ mình sẽ mất trắng.

Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2018, lỗ lũy kế của PVC-Land là 228,84 tỷ đồng và không có chiều hướng thuyên giảm.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của PVC-Land còn lại là 20,81 tỷ đồng/249,65 tỷ đồng vốn điều lệ.

Mặc dù vậy, công ty mẹ là PVC không thể chi trả khoản nợ do tính chất rủi ro cũng như những quy định ràng buộc hiện thời.

Ngày 22/1/2020, PVC-Land chính thức chuyển nhượng 76,35% vốn điều lệ, tương đương 19.060.000 cổ phần.

Như vậy, tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) không còn là cổ đông của Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC-Land).

PVC-Land đứng trước nguy cơ phá sản và chắc chắn tình trạng kiện cáo, khiếu nại khi khách hàng không nhận được nhà sẽ còn kéo dài.

Cuộc chiến dai dẳng vì tiền tỷ bị chôn theo chung cư quận 2 bàn giao chậm

chung cư quận 2

Việc PVC-Land phá sản có thể kéo theo việc hàng trăm khách hàng trắng tay với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Bà Giang, ngụ tại Quận 9, TPHCM – Quản lý doanh nghiệp nhỏ là một khách hàng từng mua căn hộ PetroVietnam Landmark.

Bà cho biết đã mua căn hộ trong dự án chung cư quận 2 này từ tháng 3/2010, với giá trị tài sản lên đến 2 tỷ đồng. Thế nhưng, PVC-Land đã không thực hiện bàn giao nhà cho bà theo như cam kết dù bà đã đóng 95% số tiền.

Chủ đầu tư “năm lần bảy lượt” hứa hẹn giao nhà cho bà Giang nhưng lại nhiều lần thất hẹn, buộc bà phải gửi đơn kiện vào tháng 10/2012.

Sau hơn 1 năm kiện tụng, Tòa án Nhân dân Quận 2 tuyên bố hủy hợp đồng mua bán căn hộ, buộc PVC-Land phải hoàn lại tiền mua căn hộ cho bà Giang. Đồng thời chi trả hơn 400 triệu đồng lãi suất chậm giao nhà.

Tuy nhiên, dường như PVC-Land vẫn không thể chi trả số tiền trên do thương lượng không thành công. Tòa án đã giải quyết đơn đề nghị phá sản PVC-Land của bà Giang theo quy định.

Bà Giang không phải là “nạn nhân” duy nhất của dự án căn hộ PetroVietnam Landmark. Theo ước tính có đến khoảng 400 khách hàng cũng chưa biết tiền và nhà của mình sẽ đi về đâu.

Trên thực tế, dự án đã hoàn thành 80% với một số hạng mục tiện ích như tiểu khu, hồ bơi, dọn hầm xe, cơ sở hạ tầng đường xung quanh dự án. Chủ đầu tư cũng cam kết bàn giao nhà hoàn thiện.

Mặc dù vậy, khách hàng lại bị ép đóng hàng tỷ đồng để thay chủ đầu tư. Không những vậy, họ còn phải mua nội thất do PVC-Land chỉ định nếu không sẽ phải đóng thêm 10-15% phí quản lý – Ông Minh, một khách hàng bức xúc chia sẻ.

Chị Hòa, một khách hàng khác của PetroVietnam Landmark còn chia sẻ thêm: Nếu khách hàng không đồng ý thuê, sửa chữa hoàn thiện như trên thì chủ đầu tư sẽ gây áp lực không xác nhận văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thậm chí dọa thanh lý hợp đồng khách hàng do chưa thanh toán đủ tiền.

Có thể thấy, dự án đã gây ra rất nhiều phiền phức cũng như mệt mỏi cho khách hàng. Suốt 10 năm trời, khách hàng chưa bao giờ thôi lo lắng về quyền lợi cũng như tài sản của mình.

Dù vậy, nếu chủ đầu tư phá sản thì người chịu thiệt trước tiên vẫn là khách hàng.

Theo quy định của Luật Phá sản 2014, thứ tự phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động sẽ được ưu tiên.

Tiếp theo là nghĩa vụ đối với Nhà nước (nếu có) và khoản nợ trả cho khách hàng… Phần còn lại sẽ được chia cho các thành viên của doanh nghiệp, cổ đông của doanh nghiệp nếu đã chi trả xong tất cả các khoản nợ.

Bên cạnh đó, chúng ta còn phải xét đến lãi suất ngân hàng cũng như yếu tố lạm phát, đồng tiền mất giá. Quả thật hậu quả mà khách hàng phải gánh chịu không phải là con số nhỏ.

PetroVietnam Landmark không phải là dự án chung cư cá biệt chậm tiến độ bàn giao hay “đắp chiếu” phơi sương nhiều năm trời.

Thế nhưng, hiện nay vẫn chưa có chế tài xử lý hay quy định ràng buộc về vấn đề này. Quyền lợi của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nói cách khác, nếu không may đầu tư vào những dự án treo, dự án chết, khả năng cao là nhà đầu tư bị chôn vốn hoặc mất trắng nếu phía chủ đầu tư không tìm được phương án thay thế.

Tài sản bất động sản là tài sản lớn, liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý. Chính vì thế, tiến độ cũng như tính thực tế của dự án là yếu tố vô cùng quan trọng đối với quyết định của nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản luôn thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư ngày càng khó khăn trong việc lựa chọn dự án để “xuống tiền”. Hãy để An Khang Real cập nhật thông tin đúng nhu cầu đến Quý khách.

[elementor-template id=”5366″]

Bật mí cách đầu tư chỉ 500 triệu vào dự án có tính khả thi cao nhất năm 2020

chung cư quận 2

Cũng như chung cư, bất động sản nghỉ dưỡng cũng là một kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro.

Mặc dù chung cư hay dự án nghỉ dưỡng là những thị trường khác biệt, đối tượng khách hàng cũng khác nhau. Thế nhưng, 2 đối tượng này có cùng điểm chung là tập trung vào dòng tiền thu được.

Nếu dòng tiền của căn hộ du lịch tính bằng đêm thì dòng tiền của chung cư tính bằng tháng.

Do đó, tính khả thi của một dự án nghỉ dưỡng luôn là một yếu tố hết sức then chốt quyết định việc có nên xuống tiền đầu tư hay không.

Thời gian qua, chúng ta không thể không nhắc đến dự án Khu du lịch Bình Tiên, Ninh Thuận. Dự án 2.500 tỷ từng là là niềm kỳ vọng lớn của nhiều người.

Thế nhưng, vì nhiều lý do mà siêu dự án một thời chỉ còn là bãi đất hoang tàn, ngổn ngang của những công trình dang dở mà người dân địa phương vẫn gọi là “dự án chết”.

Ở một diễn biến khác vào cuối năm 2019, UBND tỉnh Khánh Hoà quyết định “treo án tử” với nhiều dự án chậm tiến độ hoặc vi phạm trong giải quyết đền bù và giải phóng mặt bằng.

Trong đó có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như: Dự án Khu du lịch Angela Hotel & Resort của Công ty TNHH Dịch vụ kinh doanh nhà và xây dựng Hoàng Thái Mỹ; Dự án Cactus Cam Ranh Resort & Spa của CTCP Đầu tư và phát triển điện miền Trung… đều nằm trong diện bị thu hồi.

Đây được xem là hồi chuông cảnh báo về tính khả thi của những dự án nghỉ dưỡng ven biển vốn luôn “đẹp đẽ” qua lời quảng cáo của chủ đầu tư.

Và tất nhiên, chúng ta cũng không ai sẵn lòng để chi tiền tỷ để nhận được bài học đắt giá về chung cư treo hay chung cư chết được.

Vậy thì tại sao chúng ta lại không chọn những dự án tiềm năng như Cam Ranh Bay Hotels & Resorts của Chủ đầu tư Cam Lâm chẳng hạn?

Cam Ranh Bay Hotels & Resorts
Cam Ranh Bay Hotels & Resorts

Đây là dự án có tính khả thi cao, tiến độ cũng như pháp lý dự án luôn được chủ đầu tư ưu tiên hơn cả.

Tính đến tháng 1/2020, dự án đã hoàn thành xong khối biệt thự và sẽ đi vào hoạt động vào quý I/2021. Khu căn hộ dịch vụ đã đóng nắp hầm và tiếp tục xây dựng tầng 1.

Các tiện ích ngoại khu cũng như cơ sở hạ tầng dự án cơ bản hoàn thành.

Dự án được điều hành bởi 3 đơn vị có uy tín và đẳng cấp là Vertu, The Ascott và Sailing Bay Club. Điều này sẽ giúp đảm bảo tỷ lệ lấp đầy trên 80% với đa dạng nguồn khách.

Hơn thế nữa, khách hàng còn được hưởng chính sách chia sẻ lợi nhuận lên đến 90%. Nhận lợi nhuận đều đặn 3 tháng/lần và được quyền kiểm tra nghiệp vụ kế toán.

Khách hàng còn được tặng 28 đêm nghỉ/năm trên toàn hệ thống của chủ đầu tư.

Với Cam Ranh Bay Hotels & Resorts, khách hàng không cần lo lắng về nguồn khách, không phải tự khai thác vận hành vẫn có thể đầu tư sinh lời cho dòng tiền của mình.

Và đặc biệt hơn bao giờ hết, khách hàng chỉ cần có số vốn ban đầu từ 500 triệu đồng, đã có thể sở hữu ngay một căn hộ view biển độc đáo.

Không cần nói đâu xa, chỉ cần nhìn vào tiến độ dự án hiện tại cũng như uy tín của đơn vị vận hành tương lai, chúng ta đã có thể phần nào hình dung được tiềm lực chủ đầu tư cũng như tính khả thi của dự án.

Vậy thì còn chần chừ gì mà không nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline 0822 6789 33 . Hoặc để lại thông tin theo form bên dưới, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể đến quý nhà đầu tư.

Cam Ranh Bay Hotels & Resorts

Cam Ranh Bay Hotels & Resorts

Chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất từ chủ đầu tư của dự án Cam Ranh Bay Hotels & Resorts đến quý nhà đầu tư. Điền thông tin vào form để cập nhật thông tin dự án thường xuyên nhất hoặc liên hệ hotline: 0822 6789 33

[elementor-template id=”5365″]
Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ