fbpx

Ảnh hưởng của Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu

ảnh hưởng của covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu

Đại dịch Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng đến nhiều phương diện đời sống xã hội và nền kinh tế.

Covid-19 cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn con người đồng thời gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của toàn cầu.

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một cú sốc lớn chưa từng có và làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng.

Hãy cùng An Khang Real tìm hiểu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu trong đó có cả kinh tế Việt Nam.

1. Nhận định của các chuyên gia kinh tế về hậu quả của đại dịch đến nền kinh tế toàn cầu.

Ảnh hưởng cỉa covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu

Nhiều chuyên gia trên thế giới có những nhận định về nền kinh tế sau đại dịch 

Cụ thể:

Theo bà Laura Andrea Tyson, Giáo sư Trường Kinh doanh Haas tại Đại học California-Berkeley có lưu ý:

Đại dịch sẽ kéo theo sự thay đổi kinh tế lớn. 

Do đó, các quá trình số hóa và tự động hóa tại nơi làm việc sẽ tăng tốc.

Nhiều công việc có kỹ năng trung bình sẽ biến mất, thành phần GDP sẽ thay đổi, thúc đẩy sự tăng trưởng của việc làm không quy cách và bấp bênh.

Bà Laura phân tích, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhu cầu sẽ tăng đối với cảnh sát, lính cứu hỏa, bác sĩ, hậu cần và các nhân viên của ngành dịch vụ quan trọng khác.

Ông Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế thế giới Peterson cho rằng: Đại dịch sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trì trệ lâu dài và khoảng cách giữa các nước giàu và phần còn lại của thế giới. 

Theo ông, lĩnh vực tài chính và thương mại sẽ phụ thuộc quá mức vào USD, điều này sẽ “làm tăng sự bất mãn, không hài lòng”. 

Ngoài ra, trong tương lai, “chủ nghĩa dân tộc kinh tế” sẽ dẫn đến thực tế là các quốc gia sẽ ngày càng tự cô lập các nền kinh tế của họ khỏi thế giới bên ngoài.

Đại dịch đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước có nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản ….

Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều nước và nhiều ngành nghề trên thế giới.

2. Kinh tế Hoa Kỳ.

Kinh tế hoa kỳ sau đại dịch covid-19

Sức càn quét của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ. 

Nhiều cơ sở kinh doanh bị đóng cửa và hàng triệu người đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp.

Các nhà kinh tế mà Bloomberg khảo sát cho rằng thất nghiệp sẽ tăng lên 12,6%. Khôi phục chỗ làm việc sẽ là quá trình chậm chạp: đến cuối năm, chỉ số sẽ chỉ giảm 8,1%. 

Tại một buổi họp báo diễn ra mới đây, Tổng thống Trump cho biết, việc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang cho thấy sự suy giảm của đại dịch Covid-19.

Truyền thông Mỹ cũng đưa tin rằng, đường lối chỉ đạo của Tổng thống Trump với kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế nước này sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn, trong đó có thể cho phép một số bang của Mỹ bắt đầu dỡ bỏ các quy định hạn chế ngay trong tháng này. 

Bên cạnh đó, một số bang có thể mở cửa trở lại vào ngày 1/5 hoặc sớm hơn.

3. Kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc nước đầu tiên chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Cụ thể

Theo số liệu thống kê, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý I giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức tăng trưởng âm lần đầu tiên trong 3 thập kỷ. 

Tính đến giữa tháng 4/2020, cỗ máy công nghiệp của Trung Quốc mới chỉ sử dụng 80% công suất. 

Trong hai tháng Trung Quốc bị chìm vào “giấc ngủ đông” hàng ngàn người lao động mất nguồn thu nhập, qua đó tiêu thụ nội địa bị giảm theo. 

Chỉ số bán lẻ trong tháng 3/2020 được Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc công bố giảm 16%.

Mức sụt giảm mạnh này nằm ngoài dự báo của chính quyền.

Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

Đại dịch Covid-19 ngoài việc ảnh hưởng xấu đến vấn đề về tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, thất nghiệp dẫn đến bất ổn trong xã hội,… 

Bắc Kinh còn đứng trước khả năng đầu tư nước ngoài giảm, các doanh nghiệp nước ngoài lần lượt rút lui khỏi Hoa lục. 

Ba năm trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ đã dứt khoát giảm mức độ lệ thuộc vào bạn hàng Trung Quốc. 

Liên Âu cũng đã đòi Bắc Kinh cân bằng lại quan hệ song phương.

Một số thành viên Châu Âu đã bắt đầu gắn liền vế chiến lược và thương mại trong quan hệ phức tạp với đối tác thương mại châu Á này. 

Đại dịch Covid-19 lại càng củng cố thêm lập trường đó.

Một trong những ví dụ cụ thể minh chứng cho điều này là Tập đoàn xe hơi Hyundai của Hàn Quốc có hẳn kế hoạch “chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Ấn Độ”.

4. Kinh tế Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Nhiều ngành hàng, doanh nghiệp cũng khẳng định khó duy trì hoạt động trong bối cảnh hiện nay.

Đơn cử của ngành dệt may, ông Phạm Văn Việt – Phó Chủ tịch Hội dệt may – Thêu đan TP. Hồ Chí Minh – khẳng định, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp dệt may tại thành phố chỉ có thể duy trì hoạt động được đến hết tháng 4/2020. 

Nguyên nhân do họ thiếu đơn hàng, thiếu nguyên liệu, thanh khoản yếu nên không tiếp cận được vốn…

Sau đại dịch sẽ có nhiều phương diện thay đổi như: lối sống, kế hoạch,… 

Các phương diện thay đổi đó bao gồm cả nhận thức, cách nhìn nhận rủi ro và cả xu hướng lựa chọn nhà ở, đầu tư,và tiêu dùng…

Tại Hà Nội số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động tăng 36%. Số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng 22,2% so với cùng kỳ.

Thời gian tới Hà Nội sẽ lên 3 kịch bản để ứng phó Covid-19.

Kịch bản 1:

Đến 22/4 hoặc 03/5/2020 hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Các hoạt động của nền kinh tế được tháo gỡ từng bước và hoạt động bình thường vào đầu tháng 7/2020.

Kịch bản 2:

Dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trong quý II nhưng vẫn có nguy cơ lây lan đến hết năm 2020.

Do dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực chưa được kiểm soát nên việc khôi phục kinh tế và các hoạt động xã hội chưa thể ở mức bình thường mà chỉ duy trì ở mức tối thiểu.

 Kịch bản 3:

Nếu đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ cao trong quý II không thể kiểm soát mặc dù đã thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nên kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

5. Kinh tế Việt Nam sẽ vực dậy nhanh chóng.

Kinh tế việt nam vẫn đứng vẫn sau đại dịch covid-19

Chúng ta đã cho thế giới nhìn thấy một Việt Nam kiên cường và đoàn kết.

Với những gì chúng ta đã và đang làm được trước tình hình dịch bệnh tràn lan.

Việt Nam cũng đã chịu không ít những ảnh hưởng mà dịch bệnh mang lại, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ bật dậy sau Covid-19.

“Việt Nam đã có lợi thế, không chỉ về mặt địa lý mà còn vì sự cởi mở của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài”.

Ông Filippo Bortoletti – Cố vấn kinh doanh quốc tế của Dezan Shira & Associates

“Với dân số trẻ, lực lượng lao động lớn so với các nước khác ở Đông Nam Á và cơ sở hạ tầng tương đối tốt.
Việt Nam đã thực sự nổi lên như một vành đai công nghiệp và công nghiệp phụ trợ hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài chuyển đến Việt Nam” …

Ông Samuel Pursch, Phó giám đốc Vriens & Partners

Tuy bây giờ chưa phải lúc chúng ta ăn mừng chiến thắng hay tự xưng mình đã thành công chống lại dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên

Chúng ta có quyền tự hào thời gian qua chúng ta đã làm tốt công tác khống chế dịch bệnh.

Hạn chế tối đa tổn thất về người, cũng như ổn định tinh thần toàn dân cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Tin tưởng trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước Việt Nam sẽ khởi động nền kinh tế một cách tốt nhất.

Chúng tôi, Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư bất động sản An Khang Real.

Chuyên tư vấn đầu tư bất động sản, cam kết hỗ trợ khách hàng một cách chuyên nghiệp và tận tâm nhất.

Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư bất động sản An Khang Real

Địa chỉ: Số 88 Vũ Tông Phan, phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0822678933

Email: marketing@ankhangreal.vn

Mời theo dõi các bài viết đang được nhiều người đón đọc tại An Khang Real:

Đừng vội mua nhà chung cư khi bạn chưa nắm rõ 5 điều này.

Xu hướng mua nhà nào lên ngôi sau đại dịch Covid 19?.

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ